Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Kiêm Tổng Giám Đốc Được Không?

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo tuân theo những quy định tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,… Để giải đáp được cho bạn đọc về tất cả các vấn đề liên quan đến các vấn đề này, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn.

Tag: chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc

Từ lâu, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không còn là một chức danh xa lạ đối với cơ cấu tổ chức quản lý của một doanh nghiệp.

Vì vậy, việc các doanh nghiệp cần nắm rõ các kiến thức và vấn đề pháp lý xoay quanh chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc là vô cùng quan trọng.

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp các thắc mắc trên của bạn.


chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc



Nội dung bài viết

Contents

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị là gì?

Chỉ có loại hình Công ty cổ phần là có chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị người đại diện cho cơ quan cao nhất của công ty, còn đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty hợp danh thì người đại diện cho cơ quan cao nhất của công ty là Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Căn cứ khoản 24 Điều 4, khoản 1 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020:

Chủ tịch Hội đồng quản trị là một trong những người quản lý doanh nghiệp.

Chủ tịch Hội đồng quản trị là thành viên của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.

Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty (trừ trường hợp Công ty đại chúng và Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty) hoặc theo điều lệ công ty có quy định khác.


Bài viết liên quan được xem nhiều nhất:

  • So sánh cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi
  • So sánh hội đồng thành viên và hội đồng quản trị
  • Thủ tục thành lập công ty cổ phần

2. Tổng giám đốc là gì?

Căn cứ khoản 24 Điều 4, khoản 1 Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020:

Tổng giám đốc, tương tư như Chủ tịch Hội đồng quản trị, cũng là một trong những người quản lý doanh nghiệp.

Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Giám đốc và Tổng Giám đốc thực tế chỉ là một chức danh. Họ giữ vai trò là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý mình trong trong công ty.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

Quyền và nhiệm vụ của Tổng giám đốc như sau:

Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.

Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

Thù lao và tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty, phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.


3. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc được không?

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, căn cứ Điều 82 Luật doanh nghiệp 2020 quy định đối với công ty TNHH 1 thành viên như sau:

1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên, căn cứ Điều 56 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

Như vậy đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì pháp luật cho phép chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

Đối với doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào khoản 5 Điều 99 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Quyết định thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phải được lập thành văn bản, ký tên với chức danh Chủ tịch công ty bao gồm cả trường hợp Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Như vậy Chủ tịch công ty có vốn nhà nước được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Đối với công ty cổ phần thì căn cứ vào khoản 2 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 và tại Điều 275 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định:

Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Như vậy Giám đốc công ty cổ phần được kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu trừ trường hợp là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng hoặc công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc được không?

4. Mối quan hệ giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định mô hình tổ chức của công ty cổ phần như sau:

Như vậy các công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình nêu trên và công ty cổ phần hoạt động theo mô hình nào cũng đều phải có Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.

4.1 Mối quan hệ về việc điều phối hoạt động và giám sát vận hành công ty, kiểm tra biện chứng

Theo điểm k khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng quản trị giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Với tư cách là thành viên của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể giám sát Tổng giám đốc.

Bên cạnh đó, tiền lương và thưởng của Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định (theo điểm c khoản 2 Điều 163 Luật Doanh nghiệp 2020).

Căn cứ khoản 1 Điều 159 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc trong công ty cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của đơn vị trong công ty.

Như vậy, Chủ tịch có quyền yêu cầu Giám đốc cung cấp các báo cáo liên quan đến hoạt động của công ty.

Cũng theo quy định này thì Tổng giám đốc khi được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng quản trị.

4.2 Mối quan hệ về việc phối hợp để điều hành công ty

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc là người quản lý doanh nghiệp của công ty cổ phần được quy định theo Điều lệ công ty.

Do vậy, Chủ tịch và Tổng giám đốc sẽ cùng thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn trong việc điều hành công ty, giám sát các hoạt động của phòng ban và đưa ra chiến lược phát triển theo từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều hành công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc phải cùng chịu trách nhiệm đối với các cổ đông của công ty trong một số trường hợp, cụ thể:

Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu công ty, đại diện và điều hành Hội đồng quản trị, chịu sự tín nhiệm của cả Hội đồng quản trị còn Tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị.


chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc


5. Cơ sở pháp lý


Trên đây là toàn bộ giải đáp về thắc mắc chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc được không. Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.


Bài viết liên quan

  • Các phương pháp định giá doanh nghiệp chuẩn nhất
  • Hiểu như thế nào về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
  • Vốn điều lệ là gì? Ý nghĩa của vốn điều lệ theo quy định pháp luật
  • Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể
  • Các loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp
  • Đại hội cổ đông là gì? Đại hội đồng cổ đông là gì?

5/5 – (2 bình chọn)

Tag: chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc

Source: https://luatquanghuy.vn/tu-van-luat/doanh-nghiep/chu-tich-hoi-dong-quan-tri-kiem-tong-giam-doc/

Tổng hợp -